Contents
Một Youtuber Pro thì quan tâm vấn đề gì khi làm youtube?
1. Tối ưu chi phí, lợi nhuận: Tức là lợi nhuận thu về sẽ nhiều hơn chi phí bỏ ra là bao nhiêu cho mỗi video. Họ sẽ cân đối chi phí, lợi nhuận từ kênh như các nguồn quảng cáo với việc trả chi phí cho những dịch vụ quảng bá kênh, chi phí sản xuất, SEO… vv.
2. Tối ưu thời gian: Thời gian để hoàn thành một video là bao nhiêu, một tuần họ có thể cho ra bao nhiêu video. Thời gian và lịch trình ra video luôn là yếu tố cốt lõi để xây dựng chiến lực phát triển kênh.
3. Tối ưu nội dung: Phục vụ cho đối tượng xem là ai? Nội dung thể loại gì để hấp dẫn người xem không gây nhàm chán mà lại tự bản thân video đó có khả năng phát triển lâu dài? Chủ đề gì sẽ có thể khai thác bền vững theo thời gian?
Nội dung nào đem lại tỷ lệ doanh thu/chi phí nhiều nhất?
Mục đích cuối cùng của việc làm YouTuber là để kiếm ra tiền. Tức là số tiền mà bạn thu được phải lớn hơn bao nhiêu so với số tiền bạn đã bỏ ra.
Bạn có bao giờ thắc mắc rằng tại sao ít người làm về mảng du lịch?
Bởi vì chi phí để tạo ra những video du lịch là rất cao. Giả sử một chuyến đi của bạn đến Phú Quốc trong 7 ngày và ngốn gần 20 triệu cho tiền đi lại, di chuyển, ăn ở, phí dịch vụ tại các khu tham quan, vui chơi. Bạn quay được 10 clip và tốn nhiều thời gian để edit, ghép nhạc, cho dù kênh bạn đang phát triển thì lượng View mà bạn có được – doanh thu bạn nhận được từ quảng cáo cũng chẳng thể bù được chi phí để bạn thực hiện clip như vậy (Ngoại trừ nhận quảng cáo, làm thương hiệu du lịch hoặc bạn là Khoa Pug)
Đó là chưa kể với những kênh mới thì video up lên có khả năng sẽ không ai xem, thậm chí là chưa bật kiếm tiền thì lấy đâu ra chi phí để duy trì và phát triển?
Rất nhiều bạn mới đầu xây dựng kênh YouTube khá ảo tưởng về nguồn doanh thu từ quảng cáo mà YouTube có thể mang lại. Chọn lựa những phương án sản xuất video tốn kém, chi phí cao để làm youtube, cho đến một ngày bỗng phát hiện ra rằng khoản doanh thu YouTube không hào nhoáng như mình tưởng, còn khoản chi phí sản xuất thì đã rõ mồn một.
Nếu là người mới bắt đầu với YouTube , hãy chọn những đề tài dễ làm, tốn ít chi phí, có thể tạo ra thêm nhiều nội dung mà không tốn quá nhiều chi phía và đặc biệt là có thể tạo nhiều view với độ tương tác cao.
Bài viết dưới đây sẽ liệt kê ra 8 thể loại video dễ thành công với chi phí thấp.Rất đáng để các bạn có thể tham khảo và biết đâu bạn sẽ có một hướng đi mới cho việc phát triển kênh lâu dài.
1. Làm video về thú cưng
Nếu bạn đang có sẵn thú cưng và trông nó rất dễ thương thì còn ngần ngại gì mà không cho chú thú cưng của bạn trở trên nổi tiếng nhờ YouTube nhỉ?
Thú cưng luôn là chủ đề được yêu thích nhất với nhiều lứa tuổi, đặc biệt là với các bạn nhỏ tầm 13-24 chiếm hơn 55% số lượng thời gian sử dụng YouTube.
Các loại thú cưng vô cùng phong phú như chó, mèo, gà, vịt, chồn, … và hàng chục loài thú khác… Rất nhiều người làm YouTube nhưng bỏ qua chủ đề đơn giản, không tốn nhiều chi phí để làm. Nhưng một khi kênh của bạn phát triển thì đem lại doanh thu không thua kém các kênh khác.
Có hàng ngàn nội dung mà bạn có thể tạo ra với chú thú cưng của bạn như dắt nó đi dạo, cho nó ăn các loại thức ăn khác nhau, tắm cho nó, tỉa lông cho nó, chúc mừng sinh nhật nó, tự tay làm cho nó một căn nhà nhỏ, mua xe cút kít cho nó chơi, vv… Và tất nhiên số lượng video tạo ra được bao nhiêu là phụ thuộc vào khả năng sáng tạo của bạn bấy nhiêu.
2. Kênh Game
Xếp sau thú cưng thì phải nói đến Video Game. Một thể loại nội dung giàu tiềm năng và hầu như không bao giờ là lỗi thời.
Có thể nói các kênh Game ở thời điểm hiện tại đang ăn nên làm ra và thu về doanh thu không nhỏ từ chính dịch vụ quảng cáo của Google và các dịch vụ khác liên quan như bán Account chơi game, quảng cáo cho các tựa game khác, quảng cáo cho các cửa tiệm điện thoại, bán các loại ốp lưng in hình các tướng trong các tựa game hot, vv…
Tuy tạo ra một video không phải dễ dàng nhưng một game thủ có thể cho ra từ 1 đến 5 video game đã chỉnh sửa, thu âm mỗi ngày. Đây là một con số đáng mơ ước với các nhà sản xuất nội dung ở các lĩnh vực khác.
Điều đáng nói của kênh Game là mặc dù liên tiếp đăng tải các video game nhưng số view của video luôn đạt ở mức độ ổn định.
Ngoài việc sắm một bộ Mic để thu âm thì hầu như bạn không còn khoản đầu tư nào khác cho việc tạo ra nội dung hàng ngày.
Tuy nhiên để làm được kênh game thì ngoài việc có kỹ năng chơi game khá thì bạn cần phải tập luyện phong cách bình luận hài hước để lôi kéo người xem. Về kỹ năng bình luận game thì bạn có thể tham khảo những kênh sau:
Với việc các tựa game mới ra hằng ngày thì chưa bao giờ là muộn cho việc trở thành một game thủ trên youtube. Như ở thời điểm hiện tại, Marvel cũng đã xâm nhập vào thị trường game 5vs5 và cho ra tựa game MARVEL Super War.
Bên cạnh đó, chi phí chạy Ads để phát triển các kênh thuộc thể loại này thì quá rẻ so với các kênh khác. Nếu bạn có năng khiếu chơi game thì còn ngại ngần gì mà không lập cho riêng mình một kênh game nào.
3. Kênh News (Tin tức hot)
Vừa không tốn nhiều chi phí đầu tư, mà các video của bạn nếu làm tốt nội dung thì kênh bạn sẽ sớm phát triển như vũ bão. Đặc biệt là kỹ năng phân tích, xoáy vào các nội dung mà người xem quan tâm.
Làm news không có nghĩa là truyền tải các tin tức như các báo chính thống, mà là các sự kiện khiến người xem quan tâm như chị diễn viên kia mới lộ clip mây mưa. Anh giám đốc công ty kia buông lời trên Facebook xem thường nhân viên giao hàng. Cô nữ sinh nọ boom hàng hơn 20 ly trà sữa, vv….
Có thể bạn sẽ chê cách làm news này xám xí, nhưng thực tế nó phản ánh nhu cầu của người xem. Làm kênh news mà không mang những nội dung tương tự như vậy thì khi nào kênh của bạn sẽ phát triển? Nên nhớ rằng nội dung không phải do bạn tự quyết định mà là do người xem quyết định, khi làm nội dung mà không ai muốn xem thì bạn sẽ phải tự thay đổi nội dung mà người xem đang cần.
4. Kênh kiến thức
Kiến thức thì không bao giờ lỗi thời, con người lớn lên phát triển luôn cần kiến thức. Sau khi lứa tuổi này già cỗi không cần kiến thức nữa thì lớp khác lớn lên lại bắt đầu tìm hiểu những kiến thức đó.
Giả sử khi nói về kỹ năng xin việc chẳng hạn. Hàng năm có 300k sinh viên ra trường, và mỗi năm sẽ có một lượng lớn người search các kỹ năng xin việc, cách trả lời phỏng vấn. Video của bạn sẽ luôn có một lượng view ổn định theo thời gian.
Kênh kiến thức khác với kênh News, nó khó có thể bức phá trong một thời gian ngắn nhưng lại đạt một lượng view ổn định trong một thời gian rất dài. Ngược lại, với kênh News, sau khi một sự kiện nào đó không còn hot thì lượt xem cũng giảm mạnh thấy rõ.
Kiến thức thì thực sự nó rất bao la, từ vũ trụ huyền bí, sức khỏe cho đến những kiến thức về khoa học, hóa học, vật lý, máy tính… Vấn đề là bạn lấy được bao nhiêu kiến thức hay để làm nội dung thì nó lại phụ thuộc và kỹ năng search Google của bạn.
Nếu muốn thể loại kênh kiến thức của bạn thành công thì bạn phải cố gắng trình bày nội dung video theo hướng gây tò mò kích thích người xem như: Tại sao máy bay lại rung lắc dữ dội khi đang bay? Chuyến đi máy bay ngắn nhất chỉ với 57 giây là chuyến đi nào? Nơi nào nguy hiểm nhất trong vũ trụ?…
Hiện tại có rất nhiều kênh tập trung vào mảng này nhưng điều đó không có nghĩa là họ đã khai thác hết nội dung. Vẫn còn rất nhiều nội dung thú vị đang đợi bạn.
5. Kênh DIY
DIY là viết tắt của từ Do it yourself (tự tay làm lấy) là một thuật ngữ dùng để mô tả xây dựng, sửa đổi, hoặc sửa chữa một cái gì đó mà không có sự trợ giúp của các chuyên gia. Cụm từ DIY được đưa vào sử dụng phổ biến vào những năm 1950 trong dự án cải thiện nhà mà người dân sử dụng kĩ năng của mình để sửa chữa, tu sửa một cách độc lập.
Thể loại này có một sức hút kinh người, đặc biệt là với những bạn thích tìm tòi và khám phá, nếu đã lỡ làm DIY thì nên làm view nước ngoài các bạn nhé. Vì thể loại này không hạn chế ngôn ngữ.
Về chi phí thì thể loại này không phải không tốn, chi phí thiết bị, đồ nghề, vv, nhưng với lượng view lớn và chi phí quảng cáo phát triển kênh rẻ có thể giúp cho bạn mau chóng thu hồi vốn và có doanh thu.
DIY rất rộng lớn và thuộc nhiều lĩnh vực. Càng ngày càng xuất hiện nhiều thể loại mới lạ và đang rất phát triển.
Thời gian gần đây xuất hiện thể loại Build Small House cũng đang khá hot. Bạn có thể tham khảo video sau:
DIY không chỉ dành riêng cho nam giới mà cho cả nữ giới, kênh 5-Minute Crafts khai thác rất triệt để thể loại nội dung này
6. Bình luận, phân tích phim điện ảnh
Thể loại này thì quá kinh điển rồi, nhưng hiện tại muốn thành công ở lĩnh vực này thì bạn phải là một người nghiên cứu phim. Để có thể đưa ra nhận định hay và hấp dẫn thì điều bạn cần phải làm là xem đi xem lại một bộ phim nhiều lần để thấy các khía cạnh hay của nó thì mới có cái để phân tích chém gió trên video chứ đúng không nào?
Đã lỡ làm phim thì phải tập trung nhiều nội dung vào những bộ phim bom tấn nhiều người quan tâm. Đặc biệt là nên làm luôn cả trước khi bộ phim ra mắt. Giả sử một bộ phim nào đó ra mắt phần 1 2 rồi và đang ra phần 3 thì bạn ngay lập tức xem lại phần 1 và 2. Xem trailer phần 3 và bắt đầu tạo nội dung phân tích, chém gió cho phần 3 này. Trước sau gì bạn cũng sẽ lên top rất nhanh trong khung tìm kiếm trong những ngày phim ra mắt.
Về mặt nội dung có thể nói là vô cùng phong phú, riêng một bộ End Game thôi mà các YouTuber của chúng ta có thể tạo ra hàng trăm video phân tích các kiểu. Nào là những ai có thể cầm búa của Thor, thay đổi quá khứ trong End Game có thay đổi thực tại hay không? Iron Man liệu còn xuất hiện trong các phần tiếp theo? Hoặc là các vũ trụ giờ đã kết nối với nhau thì chuyện gì sẽ diễn ra…
Những chủ đề như vậy luôn thu hút bàn luận tranh cãi không ngớt trên các video của bạn và việc kênh của bạn sớm phát triển là điều tất yếu.
7. Bình luận và phân tích phim hoạt hình
Cũng là một chủa đề tương tự như phim điện ảnh nhưng phim hoạt hình lại có một chút khác biệt. Bạn phải tìm ra thể loại phim có nhiều fan, các group facebook của các fan này và kiểm tra xem số lượng thành viên của các fan đó.
Sau khi tạo ra nội dung bình luận dễ gây tranh cãi như kết thúc của bộ phim Cuộc Phiêu Lưu Kỳ Bí phần 3 sẽ hay hơn nếu nguyên team không chết gần 1 nữa.
Có được video thể loại này rồi bạn chỉ cần đăng vào các group có fan của thể loại phim đó là bạn đã thu hút được một lượng view không nhỏ.
Thể loại hoạt hình khác với phim điện ảnh là vô cùng phong phú, đặc biệt những đối tượng xem thể loại này rất rảnh rỗi và thường dùng cả ngày trên YouTube. Bỏ qua chủ đề này thật sự uổng phí, vì hầu như nguồn tài liệu đều có sẵn trên Internet. Vấn đề còn lại là ý tưởng của bạn để làm ra nội dung này.
8. Làm YouTube dựa trên khả năng riêng của bạn
Ai cũng có một khả năng hoặc biệt tài nào đó. Có những người thuộc nhóm trò chơi mạo hiểm và rất thích quay lại những video này và up trên YouTube. Hãy tham khảo những thể loại được liệt kê dưới đây nhé!.
Đó là ở nước ngoài, còn ở Việt Nam thì khả năng của bạn là gì? Hãy suy nghĩ đơn giản thôi, như các bạn biết thổi sáo thôi cũng có thể tạo ra một kênh lớn rồi nhé.
Nếu bạn là dân sửa xe máy và thích độ xe thì nên lập một kênh YouTube để kiếm ít tiền, bạn chỉ cần quay lại quá trình bạn độ xe cho khách và đăng tải lên YouTube . Biết đâu lại có thêm nhiều khách hàng tìm đến bạn phải không nào?
Tuy nhiên thể loại như thế này không nhiều người làm clip nên mình mượn tạm clip tương tự để các bạn tham khảo nhé!
Ngoài ra còn rất nhiều chủ đề khác, mà bạn có thể tìm hiểu, tự nghĩ thêm dựa trên chính khả năng, năng khiếu, sự sáng tạo của mình. Xem việc sản xuất nội dung với YouTube mỗi này cùng với quá trình phát triển năng khiếu của mình như là một niềm vui, một sở thích cũng không kém phần thú vị đấy chứ!